Hiện thực cuộc sống là một bức tranh đa màu sắc, nghệ thuật nhiếp ảnh là phương tiện đẻ con người lưu giữ những khoảnh khắc đẹp, đáng nhớ của cuộc sống. Từ báo chí, quảng cáo cho đến du lịch, giao lưu văn nghệ,… ảnh đóng vai trò ngày càng quan trọng. Nhưng để có một bức ảnh đẹp là cả một quá trình học hỏi, nghiên cứu các góc chụp, ánh sáng,…. Trong phạm vi đó, việc đào tạo nghề nhiếp ảnh càng khẳng định được vị thế của mình.
Định nghĩa đơn thuần nhất của chụp ảnh là việc sử dụng máy ảnh và ánh sáng ghi lại hình ảnh của đối tượng nhiếp ảnh trên phim hoặc trên máy ảnh kỹ thuật số, khi đó người chụp sẽ lựa chọn góc chụp đẹp nhất để chụp. Nghề nhiếp ảnh đòi hỏi sự sáng tạo, tư duy tạo hình để tạo lên những bức ảnh đẹp nhất. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau để lựa chọn một khóa học đào tạo nghề nhiếp ảnh phù hợp nhất cho mình.
Đào tạo nghề nhiếp ảnh có thể làm công việc gì?
Nhiếp ảnh là một phạm vi rộng, vì vậy bạn cần xác định rõ mình định chuyên sâu về lĩnh vực gì để rèn luyện kĩ năng chuyên nghiệp nhất.
Phóng viên ảnh
Ảnh đóng vai trò quan trọng trong báo chí, vì vậy các phóng viên ảnh cần có kĩ năng chụp ảnh để làm tốt công việc là chụp ảnh tin, ảnh minh họa cho các bài báo. Tùy vào quy mô tờ báo mà mỗi báo có một phóng viên ảnh đảm nhiệm toàn bộ công việc chụp ảnh hay có cả một tổ phóng viên chuyên trách về ảnh.
Trong đó, phóng viên ảnh phóng sự có yêu cầu cao nhất, thường là những phóng viên có kinh nghiệm từng trải, có đầu óc tỉnh táo khi phân tích những diễn biến của cuộc sống. Thông qua hình ảnh, họ ghi lại những diễn biến của các sự kiện nóng, của những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống để độc giả như nhìn thấy, hình dung tường tận sự việc chỉ qua một bức ảnh. Người chụp ảnh phóng sự phải đi đến tận nơi xảy ra sự kiện, chứng kiến và sống cùng với sự kiện đó thậm chí trong một thời gian dài chỉ để chụp một vài bức ảnh.
Thợ chụp ảnh nghệ thuật
Trong thế giới của những người chụp ảnh nghệ thuật rất đa dạng, có nhiều mảng khác nhau:
Người chụp ảnh phong cảnh thường chuyên về chụp những cảnh đẹp, con người, đất nước mà họ quan tâm. Những bức ảnh đó thường là những phong cảnh đặc trưng của một vùng quê, một danh lam thắng cảnh,….
Người chụp ảnh chân dung thường hoạt động trong lĩnh vực ảnh dịch vụ như các studio chụp ảnh nghệ thuật, ảnh cưới,…đó là những khoảnh khắc trọng đại muốn ghi lại, hình ảnh của mình từ lúc mới sinh ra, lớn lên dựng vợ gả chồng cho tới lúc qua đời. Vi vậy mà dịch vu chụp ảnh gia đình ngày càng phát triển và đa dạng.
Người chụp ảnh khoa học lại quan tâm tới những vấn đề khoa học, bên cạnh đó cũng có những dụng cụ riêng biệt để hỗ trợ việc chụp ảnh điển hình như việc : chụp sao trời trong ngành thiên văn, siêu âm,….
Người chụp ảnh quảng cáo cần tư duy thực tiễn, khả năng sáng tạo mới mẻ, luôn tìm tòi và học hỏi trong đó quan trọng là kỹ thuật dàn dựng hình ảnh.
Những ai nên tham gia khóa học đào tạo nghề nhiếp ảnh?
Đó là những người đam mê nhiếp ảnh, muốn nâng cao kỹ thuật trình độ của bản thân; những bạn muốn trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mở studio, ảnh viện cho riêng mình; học sinh, sinh viên muốn tạo dựng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.
Nghề nhiếp ảnh cũng tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. Tuy nhiên, chỉ cần bạn quyết tâm và chịu khó học hỏi và thường xuyên thực hành tay nghề chụp ảnh thì sẽ đặt được mục đích của mình đặt ra.
Hi vọng bài viết sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích về đào tạo nghề nhiếp ảnh để bạn có một sự lựa chọn tốt nhất cho mục tiêu nghề nghiệp của mình.