CÁCH QUAY VIDEO TRÊN ĐIỆN THOẠI ĐẸP ĐẾN TỪNG CENTIMET

Tuyển sinh khóa học chụp và chỉnh ảnh bằng điện thoại

Với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ, đặc biệt là trên lĩnh vực phần mềm, những sản phẩm điện thoại thông minh ra đời ngày càng nhiều với những tính năng vượt trội. Ngày hôm nay chúng ta chỉ bàn tới chiếc camera của chúng mà thôi. Chúng ta không thể phủ nhận rằng, sự tiện lợi khi sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm đem lại từ camera điện thoại ngày càng tốt! Hãy tận dụng chúng đi nào, Học viện Nhiếp ảnh Lavender sẽ chia sẻ với các bạn “Cách quay video trên điện thoại đẹp đến từng centimet” giúp các bạn có thể tự tin hơn khi cầm chiếc điện thoại để quay video và làm cho sản phẩm của bạn đạt được chất lượng tốt nhất!

  1. Chuẩn bị gì trước khi quay?

Một điều rất quan trọng nhưng hầu hết mọi người đều bỏ qua, đó chính là kiểm tra máy trước khi quay! Bạn cần phải biết thiết bị điện thoại của bạn còn bao nhiêu % pin, rõ ràng khi bạn muốn quay một chiếc video dài, bạn không thể sử dụng một chiếc smatphone đã “pin yeu” nếu không muốn chúng sập nguồn bất cứ lúc nào, và công sức bạn quay lúc đầu coi như đổ bể. Tương tự, bộ nhớ trên điện thoại cũng vậy! Hãy chắc chắn rằng thiết bị của bạn đủ dung lượng để lưu video.

Trước khi bấm quay, bạn cũng nên check lại các thiết lập của camera như tỷ lệ khung hình. Tỷ lệ khung hình thường là 16:9 hoặc 4:3, hãy lựa chọn tỷ lệ khung hình mình mong muốn trước khi quay.

Thông thường, chế độ quay trên smartphone sẽ thiết lập sẵn chế độ phân giải, vì vậy bạn không cần quan tâm lựa chọn chế độ phân giải như 4k, 2k, full HD, HD 720 hay SD. Tuy nhiên vẫn có một số các thiết bị điện thoại cao cấp như chiếc Samsung Galaxy Note 9. Note 10 hoặc chiếc Huawei p30 pro cho phép bạn tùy chỉnh chế độ này.

Chọn quay video độ phân giải 4k nên hay không?

Đồng nghĩa với việc lựa chọn chế độ phân giải cao sẽ đưa lại chất lượng video tốt nhất và bạn không còn lo lắng đến vấn đề bị nhòe. Chế độ phân giải cao như 4k (cao gấp 4 lần chế độ full HD) nhưng đôi khi sự lựa chọn đó không phải là hoàn hảo. Bởi lẽ, thiết lập chế độ phân giải cao khi quay video sẽ nhanh làm hao tụt pin, thêm một yếu tố nữa, những video với chế độ phân giải 4k chắc chắn sẽ là “quả tạ” trong bộ nhớ điện thoại, bạn sẽ chẳng kịp lưu video vì bộ nhớ quá đầy. Trường hợp điện thoại của bạn vẫn còn chỗ cho những chiếc video có chất lượng 4k thì khâu hậu kì cũng vô cùng vất vả, bạn phải chắc chắn rằng chiếc máy tính dựng video của bạn phải có cấu hình cực khủng (thường chỉ có các studio hoặc các hãng phim mới đầu tư những máy tính như vậy để chỉnh video). Hơn nữa, những video lựa chọn chế độ 4k cũng rất kén thiết bị đọc, không phải máy tính nào cũng có thể đọc được file videp 4k. Vì vậy hãy suy nghĩ và lựa chọn chế độ phân giải thích hợp nhất cho video của bạn trước khi bấm nút quay nhé!

  1. Cách cầm điện thoại để quay

Nhằm hạn chế việc rung lắc hoặc bất chợt rơi máy khi quay và có được khung hình chuẩn, chúng ta cũng cần phải lưu ý cách cầm điện thoại khi quay.

Hầu hết các thiết bị smartphone hiện nay đều có kích thước khá lớn, như chiếc Iphone X là 5.8-inch, Samsung Galaxy Note 9 là 6.4-inch. Vì vậy việc cầm điện thoại để quay trong thời gian dài trở nên khó khăn hơn. Cách cầm máy theo chiều dọc sẽ làm chúng ta có cảm giác chắc tay và dễ dàng quay hơn, tuy nhiên khi quay theo chiều dọc sẽ làm video của chúng ta không phù hợp với nền tảng của các phần mềm edit hoặc các kênh như youtube hay các thiêt bị như Tivi, máy tính,… Vì hầu hết các thiết bị hay các kênh này đều để khung hình ngang (chủ yếu theo tỷ lệ 16:9). Khi quay một chiếc video trên nền tảng dọc up lên các thiết bị hay các kênh này sẽ dẫn đến 2 vệt đen bên ngoài video, cảm giác đưa đến cho người xem video là sự không chuyên nghiệp bởi những sản phẩm video như vậy.

Quay dọc không phù hợp với nền tảng trên youtube

Do đó, cầm điện thoại quay video theo chiều ngang mới là chuẩn nhất. Điều này sẽ giúp cho video của bạn có được khung hình chuẩn, phù hợp với tất cả các nền tảng, từ phần mềm dựng phim cho tới khi xuất file, up lên các kênh như youtube, facebook,… hay trình chiếu trên TV.

Chúng ta đã biết cầm điện thoại theo chiều ngang để quay video là chuẩn nhất. Nhưng câu hỏi đưa ra là, chúng ta phải cầm máy như thế nào để đưa lại chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Khi xoay điện thoại nằm ngang bắt buộc chúng ta phải sử dụng bằng 2 tay và chỉ dùng các ngón tay để cố định 4 đầu nếu không sẽ rất dễ dàng tay của chúng ta che mất camera hoặc bịt mất tiếng của phần loa. Nhưng khi dùng các đầu ngón tay để quay video sẽ tạo cảm giác không chắc chắn, điện thoại cũng rất dễ bị rung lắc, hơn nữa với những video cần quay trong một khoảng thời gian dài sẽ khiến hai tay của các bạn như muốn “rụng rời”. Giải pháp mà Lavender đưa ra cho các bạn đó chính là dùng cây gậy tự sướng để quay. Chúng vừa có thể cố định điện thoại của bạn mà không lo sợ đến việc che mất camera hoặc phần loa, đặc biệt chúng rất dễ dàng để ta cầm, nắm, mà không hề có cảm giác mỏi tay. Nếu có thể, hãy mua thêm tay cầm chống rung dành cho điện thoại để đảm bảo chất lượng video nếu các bạn phải di chuyển nhanh trong quá trình quay video. Bạn sẽ thỏa sức sáng tạo, di chuyển để lấy các cảnh đặc sắc khác nhau mà không lo mỏi tay, rung hay lỡ che mất phần loa hay camera phía sau! Thật là tiện lợi phải không nào?!

Với cây gậy tự sướng và thiết bị chống rung sẽ thật là dễ dàng để bạn quay video

  1. Những thao tác máy cơ bản

Quay nhiều cảnh

Một video hay, hấp dẫn ngoài phần nội dung thì phần kỹ thuật cũng vô cùng quan trọng. Có rất nhiều người thực hiện quay một video chỉ quay 1 cảnh duy nhất cho toàn bộ video, bất kể video dài hay ngắn. Ở Nhật Bản để làm ra một bộ phim hoạt hình Anime, người ta đã phải vẽ hàng trăm bức tranh cho một đoạn phim chỉ khoảng 2-3 phút. Tương tự khi quay phim chúng ta cũng nên quay nhiều cảnh để ghép lại thành video hoàn chỉnh, như vậy sẽ tạo được cảm giác chuyên nghiệp và hấp dẫn hơn cho người xem bở chúng ta quay được nhiều bối cảnh, tận dụng được mọi góc độ.

Ở các bộ phim truyền hình, mỗi đoạn phim cũng gồm rất nhiều các cảnh quay khoảng 5 giây, dài phất là 10 giây. Cứ như vậy. người ta thực hiện hết cảnh quay này đến cảnh quay khác ghép lại thành bộ phim.

Học viên Học viện Nhiếp ảnh Lavender đang thực hiện rất nhiều cảnh quay để cho ra đời 1 video

Hạn chế zoom khi quay phim bằng điện thoại

Trừ những trường hợp “bất khả kháng” bạn không thể tiến đến gần chủ thể để quay thì chúng ta mới phải sử dụng đến zoom khi quay, bởi các lý do sau:

Zoom trên các thiết bị số nghĩa là phóng to các điểm ảnh, đồng nghĩa với việc đó là hình ảnh sẽ bị vỡ, làm mờ video, khiến người xem có cảm giác ngao ngán. Hơn nữa việc zoom cảnh khi quay còn dễ khiến điện thoại bị rung lắc, chất lượng video sẽ càng tệ hơn.

Bởi vậy, nếu có thể hay di chuyển đến chủ thể để quay, hạn chế tối đa việc zoom cảnh.

Đừng bao giờ đứng yên một chỗ

Để có được một video chuyên nghiệp, hấp dẫn, thu hút người xem, đừng ngại di chuyển. Trường hợp bạn muốn quay một chú chó đang chạy nhảy, sự hiếu động của chú chó có thể nhảy ra khỏi khung hình bất cứ lúc nào, đừng cố gắng lia camera theo hoạt động của chú chó. Nó có thể sẽ làm nhòe video của bạn hoặc gây cảm giác hoa mắt, chóng mặt cho người xem bởi bạn lia điện thoại liên tục để kịp ghi lại chú chó. Hãy nhẹ nhàng di chuyển theo sự chuyển động của chú chó nói riêng và của các chủ thể khác nói chung, như vậy bạn sẽ có nhiều góc máy, khung hình và đảm bảo video của bạn sẽ thu hút hơn.

Kỹ thuật “trám hình”

Có những trường hợp chúng ta se phải quay những cảnh rất dài, ví dụ như phần thể hiện tmột điệu múa trong bài hát, video có thể kéo dài 4-5 phút. Nếu như chúng ta quay cứ quay hoài cảnh múa sẽ gây cho người xem cảm giác nhàm chán. Nhưng nếu chúng ta lia camera xuống khan giả lại khiến cho video bị rung lắc và thiếu chuyên nghiệp. Giải pháp ở đây chính là ta sử dụng kỹ thuật “trám hình”.

Vậy “kỹ thuật trám hình” là gì? Chúng ta có thể hiểu đó là lồng ghép các cảnh quay khác nhau vào video. Ví dụ cụ thể như trong chương trình biểu diễn văn nghệ trên, ngoài quay cảnh múa, chúng ta có thể ghép một hai cảnh khán giả ngồi ở dưới.

Đến đây thì hẳn một vài người đang thắc mắc rằng, đang quay video múa, muốn quay khán giả mà không nên lia máy thì chúng ta phải làm thế nào? Câu trả lời và cũng là giải pháp khôn ngoan cho các bạn đó chính là, chúng ta nên quay trước cảnh khán giả sau đó lồng ghép chúng vào video máu ở phần hậu kỳ để có được một video hoàn hảo.

Nghệ thuật trám hình

Nếu bạn đã đam mê đến việc quay phim hoặc chụp ảnh. Bạn cũng thích khám phá những cái mới, say mê với kỹ thuật, công nghệ ở khâu hậu kỳ. Thì tại sao chúng ta lại không gia ngay một khóa học Quay và Dựng video của Học viện Lavender để có được cái nhìn đúng đắn, tổng quan nhất về kỹ thuật quay và dựng video. Những sản phẩm video của bạn cũng sẽ được cải thiện rất nhiều sau khóa học.

Học viên Lavender trong ngày nhận chứng chỉ tốt nghiệp

Sự tiện lợi và chất lượng ngày càng tốt lên của chính chiếc smartphone đang khiến nhiều người tận dụng nó để tạo ra những sản phẩm video chất lượng. Hy vọng bài viết này sẽ phần nào giúp bạn có được kỹ năng, kỹ thuật quay video tốt hơn bằng chính chiếc điện thoại của bạn. Chắc chắn những chiếc video sẽ đem lại nhiều niềm vui cho bạn cũng như nhiều người xung quanh.

>>> Xem ngay lịch khai giảng các khóa học Quay dựng video và Nhiếp ảnh mới nhất của Lavender: https://lavender.edu.vn/lich-khai-giang/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887