Trở thành nhà quay phim đang là mơ ước của rất nhiều bạn trẻ ngày nay. Công việc vô cùng thú vị này là ngành nghề vô cùng “hot” khi bạn có cơ hội làm việc với những người nổi tiếng, có tầm ảnh hưởng trong xã hội mà mức lương lại cực kỳ hậu hĩnh nữa. Để chạm tay được gần hơn với ước mơ của mình, tham gia học quay phim chuyên nghiệp là quyết định sáng suốt dành cho bạn. Nếu bạn cũng đang có ý định tham gia một lớp học quay phim như vậy thì đừng bỏ qua bài viết những góc máy quay cần biết khi học quay phim chuyên nghiệp dưới đây của chúng tôi.
12 góc máy quay mà bạn cần biết khi học quay phim chuyên nghiệp
Establishing Shot – Quay toàn cảnh
Bạn sẽ thường thấy góc máy quay này khi xem mở màn một bộ phim điện ảnh. Quay toàn cảnh, giúp khán giả quan sát được bao quát địa điểm đó và establishing shot cũng có rất nhiều dạng khác nhau. Có thể là cảnh trên không, đi qua mặt nước hoặc bay trên một thành phố.
Extreme Wide Shot (EWS) – Cảnh toàn viễn
Cảnh toàn viễn được sử dụng để cho thấy một nhân vật ở trong môi trường của nhân vật đó. Ví dụ như Extreme Wide Shot được sử dụng để gây hiệu ứng hài hước, đặc tả một cảnh nào đó rồi đột nhiên chuyển sang cảnh toàn viễn, để cho thấy sự nhỏ bé hay sự yếu đuối của nhân vật đó.
Long Shot (LS)– Cảnh toàn
Gần hơn so với quay toàn cảnh, Long Shot cho ta thấy toàn bộ cơ thể của một đối tượng nào đó.
Medium Shot (MS) – Trung cảnh
Trung cảnh xuất hiện khá phổ biến khi quay phóng sự hay trong các đoạn hội thoại có nhiều nhân vật. Góc quay này hẹp hơn quay toàn cảnh và rộng hơn quay cận cảnh.
Close-Up (CU) – Cận cảnh
Khi bạn muốn người xem thực sự chú ý vào hành động, cảm xúc của nhân vật thì quay cận cảnh là sự lựa chọn phù hợp hơn cả. Không giống như quay toàn cảnh hay trung cảnh, quay cận cảnh thể hiện nhân vật trong cả khung hình.
Extreme Close Up (ECU) – Đặc tả
Khi theo dõi hậu trường làm phim, bạn sẽ thấy đạo diễn thường hay ra hiệu lệnh ECU, đó chính là lúc người quay phim cần quay quay cận cảnh.
Quay cận cảnh là cách để tạo ra quá trình chuyển đổi hay để tập trung vào một chi tiết cụ thể nào đó. Ví dụ như trong TVC quảng cáo sản phẩm, nhà sản xuất sẽ sử dụng quay cận cảnh, để giới thiệu về sản phẩm.
Pan – Lia
Lia máy quay, cho chúng ta cảm giác chuyển động xung quanh và thu tất cả các thông tin trong một cảnh quay. Có thể thấy góc quay này xuất hiện nhiều trong các thước phim khi một cảnh có thể thay đổi từ đêm sang ngày hoặc trong cùng một lúc có nhiều nhân vật xuất hiện. Tuy nhiên, nếu quá lạm dụng góc quay này, bạn sẽ khiến người xem cảm thấy khó chịu.
Zoom
Quay zoom là trong những chuyển động máy quay dùng nhiều nhất, bởi thực chất zoom lại không đòi hỏi máy quay cần thực hiện bất kỳ chuyển động nào cả. Zoom đơn giản là bao gồm việc máy quay tăng, giảm tiêu cự, để phóng to hoặc thu nhỏ một hình ảnh.
Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng zoom mà hãy cố gắng sử dụng góc quay này một cách sáng tạo, có thể là để tăng năng lượng cho một đoạn cảnh quay.
Static Shot – Cảnh tĩnh
Static Shot cho phép khán giả xem thông qua một cửa sổ trực tiếp vào một thế giới khác. Các diễn viên có thể đi vào, đi ra khỏi khung hình nhưng điều đặc biệt ở đây là camera cố định, không di chuyển. Một nhà quay phim tài ba sẽ biết khi lại nên đặt camera trên tripod là hiệu quả nhất.
Low Angle Shot – Cảnh góc thấp
Cảnh góc thấp thường được sử dụng trong phân cảnh nâng cao tầm trọng của của nhân vật/sự vật. Khi quay góc máy từ dưới lên, người xem sẽ thấy nhân vật cao lớn hơn bình thường.
High Angle Shot – Cảnh góc cao
Trái ngược với cảnh góc thấp, cảnh góc cao khiến nhân vật nhỏ bé hơn. Điều này mang đến hiệu ứng hạ thấp tầm quan trọng của chúng trong 1 bối cảnh nhất định.
Cutaway Shots – Cảnh chèn
Cảnh chèn được sử dụng để hướng mắt về các khía cạnh khác nhau trong 1 cảnh hay cũng là cách để nhà quay phim sử dụng, để giấu đi phần chỉnh sửa.
Học quay phim chuyên nghiệp ở đâu?
Để có thể nằm lòng được tất tần tật 12 góc quay từ cơ bản đến nâng cao kể trên thì tự học thôi là chưa đủ, bạn nên tham gia một lớp học quay phim chuyên nghiệp tại trung tâm đào tạo quay phim uy tín. Vậy nên học quay phim chuyên nghiệp ở đâu?
Học viện nhiếp ảnh Lavender Việt Nam – Nơi hội tụ các giảng viên là những đạo diễn có tiếng, tốt nghiệp các trường sân khấu, điện ảnh với nhiều năm hoạt động trong nghề, chính xác là cái tên mà bạn đang kiếm tìm.
Đặc biệt, tại đây có khóa học quay phim chuyên sâu ngắn hạn với thời gian học chỉ trong vòng 1 tháng, giúp bạn nâng cao tay nghề nhanh chóng. Để đăng ký lớp học quay phim ngắn hạn tphcm, bạn có thể đến trực tiếp văn phòng của công ty tại: 588/C2 Cách Mạng Tháng 8, p.11, Quận 3, TP.HCM hoặc gọi điện thoại theo số máy: 083 886 6623.
Hy vọng, với những chia sẻ hữu ích về 12 góc máy quay mà bạn cần biết khi học quay phim chuyên nghiệp cùng địa điểm học quay phim chuyên nghiệp chất lượng trên đây đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức, thông tin về lĩnh vực mình mong muốn theo đuổi. Chúc bạn thành công!