Bài này liệt kê một số máy DSLR (*) đáng quan tâm trong phân khúc khởi điểm và bán chuyên dành cho người mới bắt đầu để mọi người có thể tham khảo.
Trong thị trường DSLR “trăm hoa đua nở” như hiện nay, thực sự với các bạn mới bắt đầu, để chọn mua một chiếc máy ảnh DSLR thực sự bối rối. Bối rối vì chính các bạn ấy chưa có kiến thức căn bản về thiết bị, chưa phân biệt được DSLR với các dòng khác và ngay cả chưa phân biệt được các phân khúc khác nhau trong cùng dòng DSLR; bối rối vì không tự tin đọc các thông số vô tri vô giác khi được giới thiệu “tâng bốc luôn là số 1” và không biết nên mua chiếc “số 1” nào. Lavender xin chia sẻ bài viết này góp phần nhỏ để giảm bớt phần bối rối và tiết kiệm bớt thời gian tìm hiểu cho các bạn mới bắt đầu có phần tự tin hơn khi chọn lựa
Tìm hiểu nhanh DSLR là gì?
Máy ảnh DSLR – viết tắt cụm từ “digital single lens reflex” – mọi người vẫn dịch là “máy ảnh kỹ thuật số ống kính phản xạ đơn”. Dòng máy này có thể tháo rời ống kính và thay đổi ống kính. Bạn có thể sử dụng một ống kích có dải tiêu cự từ góc rộng đến siêu tele, hoặc có thể đầu tư nhiều ống kính có tiêu cự khác nhau để sử dụng theo mục đích khác nhau.
Ống kính
Việc bạn có thể thay thế sử dụng nhiều ống kính hoán đổi giúp bạn kiểm soát và sáng tạo được nhiều hơn hình ảnh thu nhận được. Chất lượng của ống kính quyết định chất lượng của hình ảnh được tạo ra, cho nên ống kính là yếu tố quan trọng nhất trong việc xử lý hình ảnh. Về cơ bản, có 4 nhóm ống kính:
-
Ống kính tiêu chuẩn – standard
-
Ống kính góc rộng – wide angle
-
Ống kính tiêu cự dài – telephoto
-
Ống kính đa tiêu cự – zoom
Phân biệt nhanh ngàm ống kính
Máy ảnh DSLR là từ chung định danh dòng sản phẩm. Mỗi hãng sản xuất có hệ thống ống kính tương thích riêng với ngàm máy ảnh của họ. Vì vậy, phân biệt nhanh ngàm ống kính là phân biệt được mỗi thương hiệu máy ảnh DSLR. Chúng ta tập trung vào 4 ngàm của 4 thương hiệu máy ảnh sau:
-
Ngàm EF / EF-S cho Canon (Electro-Focus)
-
Ngàm F-mount cho Nikon
-
Ngàm K-mount cho Pentax
-
Ngàm A-mount cho Sony
Cảm biến ảnh (Sensor)
Từ thuở đầu của nhiếp ảnh, máy ảnh lưu hình ảnh trên tấm kính hoặc tấm phim. Ngày nay, máy ảnh số tái tạo hình ảnh trên tấm cảm biến hình ảnh. Các tấm cảm biến được tạo thành từ hàng triệu photodiode cảm nhận ánh sáng được thiết kế thành một tấm lưới. Mỗi photodiode ghi lại một điểm nhỏ của hình ảnh và tất cả chúng tạo thành bức ảnh. Hiện có hai loại cảm biến ảnh CCD và CMOS, về cơ bản chúng hoạt động như nhau. Kích thước của cảm biến quan trọng hơn số lượng điểm ảnh trên cảm biến. Ở đây, chúng ta quan tâm đến Full-Frame và APS-C thôi.
-
Full frame: Không kể loại “medium format”, bộ cảm biến kích thước lớn nhất thường được gọi là “full frame” và có kích thước bằng tấm phim 35mm (24x36mm).
-
APS-C: Nhiều máy DSLR dùng bộ cảm biến nhỏ hơn, thường được gọi là APS-C – 22x15mm hoặc tương đương khoảng 40% diện tích của bộ cảm biến full frame.
-
Four Thirds System chỉ bằng 26% bộ cảm biến full frame.
-
APS-H như của EOS 1D Mark III bằng 61% full frame.
-
Foveon X3 của Sigma có kích thước bằng 33% full frame.
-
Một máy bỏ túi hay điện thoại có kích thước cảm biến ảnh là 1/2.5″ thì diẹn tích chỉ bằng 3% full frame.
Những chiếc DSLR tốt – thuộc dòng “dành cho người bắt đầu”
Thực ra cái gọi là dòng khởi điểm ( entry level), gọi một cách trần tục, là dòng giá rẻ, có nghĩa là nó cho phép người dùng bỏ ra một số tiền khiêm tốn nhất, chịu đựng nhiều sự thiếu thốn, nhưng vẫn có thể có được kết quả cuối cùng là có hình đẹp. Nếu bạn không có rủng rỉnh tiền thì dòng khởi điểm vẫn đáp ứng tốt cho dù bạn phải
– Nhìn vào ống ngắm tối tăm hơn
– Màn hình chán hơn
– Thao tác kém dễ chịu hơn
– Cần phải cẩn thận hơn trong đo sáng và lấy nét và kể cả xử lý hậu kỳ
– Các dòng khởi điểm dĩ nhiên có thêm vài chế độ tiện lợi cho người mới, menu thân thiện hơn một chút, nhưng thực tế chỉ là màu mè hi vọng khỏa lấp các khó khăn vật lý.
Rốt cuộc thì hình từ máy dòng khởi điểm, khi chụp nắn nót, có thể coi là không thua kém bao nhiêu so với dòng trung cao (khi giữ nguyên các thông số ống kính, đèn … và người chụp).
Và dưới đây là một số máy điển hình…
Nikon D3300 – Giá khoảng 9 triệu ( Len kit ) chính hãng
Nếu muốn có một chiếc DSLR tốt mà không phải bỏ ra một khoản tiền khá lớn, thì Nikon D3300, thuộc dòng dành cho người bắt đầu, là chiếc hợp lý được chọn. Nó có cảm biến ảnh 24MP vượt trội so với chiếc tiền nhiệm D3200, loại bỏ bộ lọc AA trước cảm biến, giúp độ sắc nét, chi tiết ảnh tốt hơn.
Ảnh: camera.tinhte.vn
-
Giống như D3200, nhưng cảm biến ảnh APS-C 24.2MP loại bỏ filter AA giúp tái tạo ảnh sắc nét và chi tiết tốt hơn. (OLPF)
-
Bộ xử lý ảnh EXPEED 4
-
Tốc độ chụp liên tục 5fps
-
11 điểm lấy nét AF
-
Quay video Full HD
-
Ống kính Kit AF-S DX NIKKOR 18–55mm f/3.5–5.6G VR II
Canon EOS 600D – Giá khoảng 11 triệu ( Len kit ) chính hãng
Canon EOS 600D là mẫu máy ảnh DSLR có hình thức nhỏ, hướng đến người dùng nghiệp dư nhưng được thừa hưởng nhiều tính năng tốt từ EOS 60D. Sản phẩm thực chất là một phiên bản bổ sung các thành phần còn thiếu của EOS 550D với màn hình xoay lật tiện dụng, khả năng quay video full-HD, khử nhiễu tốt ngay cả ở ISO cao.
-
Ảnh: Vnreview
-
Cảm biến CMOS, kích thước cảm biến 22.3 x 14.9 mm
-
Bộ xử lý ảnh DIGIC4
-
Quay video Full HD 1080p
-
Tốc độ màn trập cao nhất 1/4000s
-
Lấy nét AF 9 điểm
-
Ống kính Kit EF-S 18-55mm f/3.5-5.6 IS II
Một số sản phầm dòng trung cao/ bán chuyên
Với những người mới bắt đầu nhưng có túi tiền rủng rỉnh thì nên bỏ qua dòng khởi điểm mà tới dòng trung cao / bán chuyên bởi những lý do sau:
– Đã là DSLR thì nguyên tắc sử dụng giống nhau, không hề có nghĩa dòng entry level ( Dòng khởi điểm ) dễ sử dụng hơn các dòng cao cấp hơn
– Dòng trung cao đem lại sự dễ chịu khi sử dụng
o Màn hình lớn, độ phân giải cao
o Thân máy lớn cầm vừa tay
o Ống ngắm quang sử dụng lăng kính năm mặt (pentaprism) thay vì gương phản chiếu (pentamirror) của dòng thấp cấp, nên nhìn qua ống ngắm sẽ sáng hơn nhiều. Ống ngắm quang thường có độ phóng đại cao và độ bao phủ 100% hoặc gần như 100% khung hình, không có chuyện chụp ra … vậy mà không phải vậy.
o Thân máy thường cứng cáp hơn (thậm chí là khung hợp kim) có bọc cao su tạo độ bám khi cầm
– Dòng trung cao đem lại sự chính xác hơn – chụp dễ “đúng” hơn
o Trong việc lấy nét
o Trong việc đo sáng
o Trong cân bằng trắng
– Dòng trung cao chụp được nhanh hơn / nhiều hơn trước khi đầy bộ nhớ đệm (buffer)
– Nhiều khả năng sử dụng AA filter đắt tiền hơn, nên chất lượng hình ảnh có thể sẽ nhỉnh hơn cho dù dùng chung cảm quang với dòng khởi điểm.
– Và nhiều thứ khác như quay phim Full HD, wireless flash …
Một số sản phẩm điển hình…
Canon 760D 19 triệu body
EOS 760D, được trang bị màn hình LCD trên và Bánh Xe Điều Chỉnh Nhanh, đã thu hút được nhiều sự chú ý nhờ vào khả năng dễ vận hành gần giống với một mẫu máy ảnh EOS hai chữ số, trong khi kích thước thân máy của nó gần như giống với của EOS 750D. Đồng thời, EOS 760D cũng có nhiều tính năng đa dạng, bao gồm một cảm biến có số điểm ảnh hiệu dụng 24,2 megapixel, cảm biến AF tất cả 19 điểm kiểu ngang dọc, và một màn hình LCD có thể thay đổi góc
Cảm biến ảnh: CMOS 24.2 MP kích thước APS-C (crop 1.6x)
Bộ xử lý hình ảnh: DIGIC 6
Màn hình: LCD 3″ độ phân giải 1,040k điểm ảnh
Màn hình LCD phụ: chỉ có trên EOS 760DISO: 100 – 12.800, mở rộng 25.600
Tốc độ màn trập: 1/4.000 giây
Hệ thống lấy nét: Hybrid CMOS AF III, 19 điểm theo pha, toàn bộ cross-type
Quay phim: Full HD 1.920 x .1.080 pixel @ 30 fps / 25 fps / 24 fps
Kết nối Wifi/NFC
Thẻ nhớ: SD / SDHC / SDXC
Pin: LP-E17
Nikon D7100 – Giá khoảng 15.5 triệu body
Đây là một sản phẩm riêng rẽ chứ không phải là một bản cập nhật của Nikon D7000 và có những thông số kỹ thuật tương tự với dòng máy D300s cao cấp hơn. D7100 có dải ISO đạt mức 25600, khả năng chụp 7 khung hình/giây ở chế độ chụp nhanh và quay phim độ phân giải full HD 1080p. Camera dSLR tầm trung mới của Nikon cũng được trang bị các tính năng chống ảnh hưởng của thời tiết và chống bụi
Cảm biến ảnh: CMOS 24.1 MP kích thước APS-C
Bộ xử lý hình ảnh: DIGIC 6
Màn hình: LCD 3.2″ 2,400k điểm ảnh
Tốc độ màn trập: 1/8.000 giây
Hệ thống lấy nét: 51 điểm theo pha, 15 điểm cross-type
Chiếc DSLR APS-C dòng trung tốt
Canon EOS 70D – Giá khoảng 20 triệu body chính hãng
Được trang bị công nghệ Dual Pixel CMOS AF là công nghệ cảm biến lấy nét lệch pha, vì thế chiếc máy ảnh này có thể lấy nét tốc độ cao khi bạn chụp hình bằng màn hình LCD ngắm trực tiếp và quay phim.
Ảnh: Camera.tinhte.vn
-
Cảm biến hình ảnh CMOS APS-C – Độ phân giải 20.2 megapixels
-
Bộ xử lý máy ảnh DIGIC 5+
-
Số điểm lấy nét 19 AF
-
Công nghệ lấy nét Dual Pixel CMOS AF
-
Bộ xử lí hình ảnh DIGIC 5+ và bộ cảm biến CMOS APS-C 20.2M
-
19 điểm lấy nét loại cross-type & Tốc độ chụp hình liên tiếp 7,0 fps
Chiếc DSLR Full-Frame dòng trung tốt
Nikon D610 body – khoảng 29 triệu chính hãng
Đây là chiếc máy thay thế chiếc D600 có một số lỗi. Những điểm đáng chú ý nơi chiếc máy này là Cảm biến 24,3 megapixel full-frame (FX) CMOS và EXPEED, hệ thống AF sử dụng 39 điểm AF riêng biệt. Tốc độ xử lý của D610 rất nhanh, quay video Full-HD… phù hợp với những ai có nhu cầu chụp ảnh với cường độ khá cao, cần tốc độ xử lý nhanh, chất lượng ảnh tốt và đầy đủ những tính năng của một máy ảnh chuyên nghiệp.
Ảnh: Nikon
-
Cảm biến định dạng CMOS 24.3MP FX
-
Bộ xử lý hình ảnh EXPEED 3
-
39 điểm lấy nét AF
-
Màn hình LCD 3,2 “921k-Dot
-
Quay phim full HD 1080p thời gian 30 fps
Các bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn trong việc so sánh giữa máy full frame và máy crop cũng như việc lựa chọn ống kính. Thường xuyên theo dõi fanpage của Học viện nhiếp ảnh Lavender bạn nhé!
Canon EOS 6D body – khoảng 30 triệu chính hãng
EOS 6D là chiếc máy ảnh thuộc dòng DSLR Full-frame nhẹ nhất trên thế giới*, được trang bị bộ cảm biến CMOS 20.2 megapixel với hệ AF 11 điểm chính xác. Ngoài ra, nó còn được trang bị thêm Wi-Fi tích hợp và hỗ trợ GPS **.
* Dòng DSLR Full-frame nhẹ nhất theo kết quả điều tra ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Canon.
** Cũng có model 6D khác không trang bị WiFi và GPS.
- Cảm biến Full-frame 20.2 megapixel
- ISO 100-25600, có thể mở rộng tới L:50, H1:51200, H2:102400)
- WiFi tích hợp và GPS**
Nguồn: Tinhte.vn, Review.vn
Ảnh: ST