Nhiếp ảnh cơ bản : Sự phơi sáng

Bản chất của chụp ảnh cũng giống như cách con mắt chúng ta nhìn mọi vật. Đó là thu nhận các luồng ánh sáng phản chiếu từ vật thể.

Độ phơi sáng của tấm hình chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố:

  • Độ mở ống kính
  • Tốc độ chụp hay tốc độ màn trập
  • Độ nhạy sáng.

Nếu tranh vẽ là nghệ thuật của sự trừu tượng, hiphop là nghệ thuật đường phố thì nhiếp ảnh – là nghệ thuật của ánh sáng. Một bức ảnh đẹp hay không, không chỉ thể hiện ở những chi tiết hay cảnh vật trong hình, mà một yếu tố quan trọng để tạo nên một tác phẩm “để đời” chính là độ sáng.

Bản chất của chụp ảnh cũng giống như cách con mắt chúng ta nhìn mọi vật. Đó là thu nhận các luồng ánh sáng phản chiếu từ vật thể.

 Máy ảnh hình dung đơn giản là một chiếc hộp tối. Khi ta bấm nút chụp ảnh, màn trập sẽ mở ra cho ánh sáng bên ngoài xuyên qua ống kính đi vào bên trong hộp tối. Ở cuối hộp tối là nơi chứa cảm biến máy ảnh. Trên bề mặt cảm biến máy ảnh có vô số các điểm ảnh (chúng ta thường nghe nói “chiếc máy này độ phân giải 16 chấm”, thực chất chính là 16 triệu điểm ảnh – 16 Megapixel – trên bề mặt cảm biến). Các tia sáng đi vào bên trong hộp tối vốn phản chiếu từ vật thể phía trước ống kính, sẽ bị các điểm ảnh này thu nhận lại và sau đó chuyển về phía sau cho cảm biến mã hóa thành tín hiệu ảnh.

 
Như vậy, độ sáng của tấm ảnh sẽ được quyết định bởi lượng ánh sáng mà các điểm ảnh này thu được. Khi lượng ánh sáng vào quá nhiều thì ảnh sẽ trắng xóa, còn không đủ thì ảnh sẽ bị tối. Một bức ảnh có độ sáng đúng với đối tượng được chụp gọi là đúng sáng.
 

Vậy làm sao để biết từ trước lúc chụp rằng tấm hình sẽ đúng sáng hay không?

 
Khi nhìn vào kính ngắm của máy ảnh ống kính rời, ta sẽ thấy một thanh sáng, bao gồm các vạch chia như thước kẻ nằm ở phía dưới hoặc cạnh bên (vùng khoanh màu đỏ trong hình), gọi là thanh đo sáng hay thanh đo giá trị EV. Vạch chính giữa mặc định EV=0 là đủ sáng. Cách vạch về phía cực âm (-) là thiếu sáng, và ngược lại là thừa sáng. Khi ta thực hiện thao tác lấy nét cũng đồng thời là đo sáng cho tấm hình sắp chụp, và dựa vào vị trí của hình tam giác ngược phía trên thước đo sẽ biết được tấm hình sắp chụp là đủ sáng hay không.
 

nhiep anh co ban, Nhiếp ảnh cơ bản với thông số ánh sáng bên trong kính ngắm

Thanh đo sáng bên trong kính ngắm

Độ phơi sáng của tấm hình chịu ảnh hưởng của 3 yếu tố: Độ mở ống kính, Tốc độ chụp hay tốc độ màn chập, và độ nhạy sáng.

 
Apeture (Độ mở ống kính, thường ký hiệu là A)
 
Độ mở ống kính là phần điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính trong cùng 1 đơn vị thời gian. Cấu tạo bộ phận này bao gồm những lá mỏng ghép lại tạo ra khe hở dạng hình tròn có thể điều chỉnh được. Tương ứng với các độ mở ống kính ta có dãy trị số tiêu chuẩn 1, 1.4, 2, 2.8, 4, 5.6, 8, 11, 16, 32… các trị số này gọi là F-stop hay Khẩu độ. Tại mỗi F-stop ta có đường kính lỗ mở d tương đương f/1, f/1.4 , f/2 f/2.8 … và f chính là độ dài tiêu cự ống kính. Như vậy ta có thể thấy Khẩu độ càng lớn thì đường kính d càng nhỏ và ánh sáng đi qua ống kính càng ít.

nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản về độ mở ống kính

Các lá khẩu xếp liền kề nhau tạo thành lỗ mở.

Shutter Speed (Tốc độ chụp, thường ký hiệu là S)

 
Cấu tạo thân máy ảnh có một màn chập nằm phía sau gương lật, là nơi sẽ mở ra đón ánh sáng từ bên ngoài xuyên qua ống kính vào hộp tối khi ta nhấn nút bấm máy. Tốc độ chụp được tính là khoảng thời gian kể từ khi màn chập mở ra cho tới khi đóng lại. Bởi vậy nó còn được gọi là tốc độ màn chập.

nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với yếu tố màn chập máy ảnh

Màn chập máy ảnh.

Thay đổi tốc độ chụp chính là việc điều chỉnh khoảng thời gian màn chập mở ra, qua đó kiểm soát thời gian ánh sáng đi vào để thay đổi độ sáng của ảnh chụp. Thời gian này càng lâu (tốc độ chậm) thì lượng ánh sáng đi vào càng nhiều và ngược lại, thời gian này càng ngắn (tốc độ nhanh) thì lượng sáng đi vào sẽ ít đi.
Tốc độ chụp nhanh hơn 1 giây có 1/2, 1/4, ….1/125, 1/250…

 
Còn lâu hơn 1 giây là 2, 4, 8, 16s…
 
Ngoài ra còn có tốc độ chụp Bulb (ký hiệu chữ B): là thời gian chụp tính từ lúc màn chập mở ra (bấm chụp và giữ) cho đến khi đóng lại (nhả nút bám chụp).
 
Độ nhạy sáng (ISO): thể hiện khả năng thu nhận ánh sáng của cảm biến máy ảnh. ISO càng cao thì cảm biến máy ảnh càng nhận được nhiều ánh sáng hơn trong cùng 1 đơn vị thời gian, đổi lại hình ảnh cũng sẽ nhiều nhiễu (còn gọi là hạt / noise / hay grain) hơn và dễ mất chi tiết hơn so với khi chụp ở ISO thấp.
 
Ta cùng xem loạt hình được chụp ở cùng góc độ, thời điểm và thiết lập cân bằng trắng cũng như độ sáng giống nhau sau đây để thấy được sự thay đổi về chất lượng ảnh khi chụp ở các mức ISO khác nhau:

nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với iso

Ảnh chụp ở ISO 100 sạch nhiễu và tái hiện màu sắc rất chính xác nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với mức tùy chỉnh iso khác nhau

Ảnh chụp ở ISO 400, nhiễu bắt đầu xuất hiện nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với iso lớn

Ảnh chụp ở ISO 800, nhiễu xuất hiện ngày càng nhiều hơn nhiep anh can ban, nhiếp ảnh căn bản với iso lớn

Ảnh chụp ở ISO 1600, nhiễu tăng lên rất nhiều (phần chậu hoa bên dưới) nhưng màu sắc và tương phản

 giữa các chi tiết vẫn được tái hiện tốt

nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản thực hiện với iso cao hơn 3200 lần 1 nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với iso cao hơn 3200 lần 2 nhiep anh co ban, nhiếp ảnh cơ bản với iso cao hơn 3200 lần 3

3 tấm ảnh ở phía trên: Từ mức ISO 3200 trở lên

Tuy đã thiết lập các thông số chụp thủ công ngay từ đầu để đảm bảo tính cố định nhưng màu sắc ảnh vẫn bị biến đổi, nhiễu xuất hiện cực nhiều

Mối tương quan giữa ISO, S và A:

nhiep anh can ban, nhiếp ảnh căn bản ba yếu tố iso, s và a

Mối tương quan giữa ISO, S và A

Cũng giống như chiếc bập bênh, khi bên này (A) lên cao thì bên kia (S)  phải hạ xuống thấp và ngược lại. Trong khi đó ISO đóng vai trò như chiếc trục, trục càng lên cao, người chụp càng được phép hạ khẩu độ nhỏ hơn và dùng tốc độ chụp nhanh hơn mà vẫn đảm bảo ảnh đúng sáng.

 
Như vậy, có thể tổng kết lại rằng để đạt được 1 tấm hình đủ sáng, phải đảm bảo kiểm soát được tốt 3 yếu tố Tốc độ chụp, Độ mở ống kính và ISO. 3 yếu tố này có mối quan hệ tương tác lên nhau. Cụ thể, khi ta tăng độ mở ống kính thì tốc độ chụp sẽ nhanh hơn, khi ta giảm độ mở ống kính thì tốc độ chụp sẽ chậm lại (cần lưu ý một điểm mà nhiều người hay nhầm, rằng giá trị sau số F càng lớn thì nghĩa là độ mở ống kính càng nhỏ và ngược lại. Ví dụ: F1.8 cho độ mở ống kính lớn hơn F8).
 
Trong khi đó, sử dụng ISO thấp sẽ giúp giảm nhiễu và tăng chất lượng ảnh, nhưng lại đòi hỏi độ mở ống kính lớn và tốc độ chụp chậm hơn so với ISO ở mức cao.
Nguồn : genk.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887