Làm Quen Với Kỹ Thuật HDR Phần 3

 

Tuy nhiên, để chụp ảnh HDR, chúng ta nên dùng chân máy. Ngày nay, chương trình HDR rất tiện lợi cho việc sắp xếp các chuỗi ảnh, trong trường hợp các ảnh không theo thứ tự nối tiếp, chúng ta sẽ tạo ảnh mờ trong ảnh HDR. Dùng chân máy, kết hợp với việc dùng cài đặt thời gian tự động hoặc cable-realease để có những hình ảnh theo thứ tự nối tiếp.
 
 
Chúng ta nên dùng chân máy với đầu tròn để chụp ảnh HDR. Với đầu tròn, chúng ta có thể nhanh chóng và dễ dàng điều chỉnh máy ảnh hướng đến vị trí chụp chính xác mà chúng ta muốn, đồng thời hầu hết các ảnh HDR là ảnh góc rộng, do đó chúng ta không cần một chân máy “hạng nặng”.
 
 
Tính năng xem ảnh sống của máy là điều quan trọng trong nhiếp ảnh HDR. Máy EOS 7D và EOS 60D có tích hợp sẵn màn hình điện tử biểu thị ảnh sống. Nếu sử dụng máy SLR mà không có tính năng này thì chúng ta nên dùng thiết bị bubble-level gắn vào khe cắm đèn flash ngoài (hot shoe).
 
 
Xin nhắc lại, các ảnh HDR hầu như là ảnh góc rộng với độ tương phản của cảnh có thể rất rộng. Do đó, chúng ta nên sử dụng ống kính 14mm, 15mm và zoom siêu rộng giống như ống kính 17-40mm (hoặc EF-S 10-22 mm zoom, cho máy ảnh cảm biến APS-C giống như 7D hoặc dòng Rebel).
 
 
Các ảnh minh họa tiếp theo bên dưới là các ảnh được chụp bởi các ống kính này. Chúng ta cũng tìm hiểu một số mẹo khi dùng các ống kính này cũng như các tính năng tiện ích của chúng.
 
 
Ống kính mắt cá Canon EF 15mm f/2.8:
 
 
Loại ống kính mắt cá full-frame này sẽ tạo nên ảnh có độ sâu trường ảnh rất rõ với hiệu ứng cong rất tuyệt. Tuy nhiên, để tạo hiệu ứng này thì ống kính 15mm phải đi cùng với máy SLR full-frame, giống như EOS 5D Mark II. Còn loại ống kính zoom mắt cá Canon EF 8-15mm f/4L với góc ngắm siêu rộng, trường nhìn 180˚ có thể phù hợp với máy có cảm biến nhỏ, như EOS 7D hoặc 60D.
 
 
(còn nữa)
 
Rick Sammon
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887