Control lại ánh sáng
Kiểm soát ánh sáng cho các đối tượng lớn như cảnh quan là không thể, nhưng cho các chủ thể nhỏ hơn như chân dung người, cận cảnh một chủ thể, cận một chi tiết của cảnh ví dụ như một bông hoa nó không có ánh sáng như ta muốn thì ta sẽ không chụp với ánh sáng đó mà ta sẽ cải thiện ánh sáng lại theo ý mình.
Có rất nhiều cách khác nhau mà bạn có thể làm thay đổi ánh sáng, bạn nên tìm hiểu đặc biệt là khi bạn tự cảm thấy mình đôi khi phải chụp trong điều kiện ánh sáng tự nhiên khắc nghiệt.
Chúng tôi xin giải thích, để có được ánh sáng hài hòa, nhẹ nhàng hơn bạn cần phải làm cho nguồn ánh sáng mặt trời chiếu đến chủ đề không tạo ra bóng đổ tối sâu. Kéo khoảng cách tương phản giữa sáng và tối gần lại với nhau trên chủ đề sẽ giúp tạo ra ánh sáng nhẹ nhàng hơn, nhưng điều này không phải lúc nào cũng thuận tiện, hoặc thậm chí dễ thực hiện.
Không có phản quang
Nếu bạn chụp một vật nhỏ trong ánh sáng mặt trời, bạn cần phải sử dụng một bộ khuếch tán để trả lại ánh sáng cho chủ đề, để làm cho nguồn ánh sáng được phủ đều lên chủ đề bớt bóng đổ đen sâu.
Đây không phải là một dụng cụ đắt tiền, nó có thể chỉ đơn giản là một mảnh giấy màu trắng trong suốt hoặc vải trắng, hoặc bạn có thể dùng một miếng tản quang chuyên nghiệp hơn được gập tròn được bán ở các cửa hàng vật tư thiết bị ngành ảnh với giá khoảng 300K.
Với phản quang tăng cường độ phủ ánh sáng
Sử dụng phản quang để thêm sáng vào vùng tối của chủ thể
Với một phản quang
Có rất nhiều phản quang được bày bán trên thị trường, trong một loạt các kích cỡ chủng loại khác nhau, một loại là một mảng trắng không, có loại có 2 màu bạc và màu vàng.
Sử dụng màu sắc và chất liệu khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả bạn nhận được. Ví dụ, một phản xạ màu trắng sẽ tạo ra kết quả tinh tế hơn so với một bề mặt phản chiếu cao như bạc, trong khi một phản xạ vàng sẽ thêm một ánh sáng ấm áp hơn vào phần tối của chủ thể.
Sử dụng sự nguồn sáng của đèn flash
Một cách khác để làm sáng bóng tối chủ thể khi chụp ánh sáng mặt trời mạnh là sử dụng nguồn sáng của đèn flash, chứ không phải là một phản quang.
Đa số các máy ảnh Nikon thường tích hợp Flash “cóc” và đây là lúc những con cóc phát huy tác dụng. Hạn chế của Flash “cóc” là cách đối tượng không nên ở xa quá 2-3 mét tính từ máy ảnh. Nếu chủ thể đứng xa hơn phạm vi tối thiểu bạn sẽ cần một đèn Flash có sức mạnh cao hơn, cho ánh sáng mạnh mẽ hơn.
Kỹ thuật fill-in flash
Đây là kỹ thuật đơn giản để xua tan bóng đổ tối sâu ở chủ thể mà các bạn nên biết…
1 Thiết lập flash của bạn ở chế độ tự động TTL
Tự động TTL của flash là lựa chọn tốt nhất cho việc đổ đầy ánh sáng vào những vùng tối trên chủ thể, đặt biệt là nếu khoảng cách giữa đèn flash và chủ đề có thể thay đổi liên tục bạn vẫn có được những bức ảnh đều sáng mà không phải nhọc công. Nếu bạn sử dụng một đèn flash không phải đèn “cóc”, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiệu chỉnh đèn flash về thiết lập để TTL.
2 Chụp thử kiểm tra máy và ánh sáng
Làm bài kiểm tra nhỏ để đảm bảo rằng máy hoạt động ok và đèn flash đủ mạnh để làm sáng chủ đề của bạn, kiểm tra kết quả trên màn hình LCD phía sau. Nếu chủ đề mà bạn chụp vẫn còn quá tối, bạn sẽ cần phải di chuyển gần hơn tới chủ đề để đèn flash bắn trúng chủ đề.
3 Bù trừ sáng đèn flash
Nếu đối tượng là quá sáng so với hậu cảnh bạn có thể sử dụng tính năng bù phơi sáng đèn flash để cho ra kết quả tinh tế hơn. Nhấn nút đánh dấu (flash) + / -, và quay số để thiết lập nó thành -1 để giảm 1 khẩu độ sáng.
Chúc các bạn thành công