1 – Hãy trở thành chuyên gia ánh sáng .
– Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh không phải là thiết bị bạn sở hữu, kỹ thuật bạn áp dụng
– Yếu tố quan trọng nhất trong nhiếp ảnh là ánh sáng
2 – Bố cục bức ảnh một cách cẩn trọng .
– Từ từ chậm rãi
– Sử dụng khung ngắm
– Đánh giá kỹ bối cảnh
– Mọi khu vực trong khung hình đều có tầm quan trọng ngang nhau
– Gọt dũa bố cục từng bước một
3 – Nghiên cứu màu sắc và tương phản .
– Nghiên cứu tương phản trong bối cảnh bạn chụp
– Nghiên cứu các mảng màu trong bối cảnh bạn chụp
4 – Sáng tác những bức ảnh là thể hiện cái bạn cảm thấy, không chỉ là cái bạn nhìn thấy .
– Nghiên cứu sự khác biệt giữa các cách thể hiện khách quan và chủ quan
– Kỹ thuật là khách quan và cảm xúc là chủ quan
– Máy ảnh là khách quan và người nghệ sĩ là chủ quan
– Nghiên cứu sự khác biệt giữa việc ghi lại tư liệu và cách thể hiện mang tính cá nhân
– Tư liệu hóa chỉ nói về sự vật nằm trước ống kính
– Thể hiện mang tính cá nhân cho thấy cảm xúc của bạn đối với chủ thể
5 – Quý hồ tinh bất quý hồ đa .
– Mục tiêu của Nghệ thuật không phải là làm ra càng nhiều hình ảnh càng tốt
– Mục tiêu của Nghệ thuật là sáng tạo ra một số hình ảnh tuyệt đẹp và tồn tại cùng thời gian
6 – Nắm vững cả nghệ thuật và kỹ thuật .
– Ảnh nghệ thuật chứa đựng cả nghệ thuật và kỹ thuật
– Đừng chỉ nghiên cứu một trong hai
– Nghiên cứu và thực hành để nắm vững được cả hai
7 – Nắm vững mọi khía cảnh của nhiếp ảnh nghệ thuật .
– Nhiếp ảnh là một quá trình gồm nhiều bước
– Các bước có thể kể tới là: chụp, chuyển dạng, tối ưu hóa, in ấn, chuẩn bị, triển lãm …
– Hãy học cách tiến hành từng bước theo chuẩn nghệ thuật
8 – Tối ưu hóa hình ảnh bằng các lớp (layer) trong Photoshop .
– Đừng tối ưu hóa mọi thứ khi đang chuyển file raw.
9 – Hãy coi mục tiêu là bản in cuối .
– Đừng chỉ học cách chụp và chỉnh sửa tối ưu hình ảnh mà thôi
– Cần học thêm cách in ảnh
– Không gì đẹp bằng một tấm ảnh in nghệ thuật
– Ảnh ở trong sách, tạp chí, trên web cũng đều chỉ là bản in lại mà thôi
10 – Đóng khung và trình bày tác phẩm của bạn một cách chuyên nghiệp .
– In ra cũng chưa phải đã xong
– Ảnh nghệ thuật cần được dán và đóng khung.
11 – Tập trung nỗ lực cho các nhóm chủ đề cụ thể .
– Đừng chụp bất cứ thứ gì vừa mắt
– Hãy chọn lọc và cân nhắc chủ đề chụp
12 – Chia sẻ tác phẩm với những người khác và xây dựng nhóm khán giả cho mình .
– Đừng có cất các bản in trong hộp
– Học cách triển lãm và quảng bá tác phẩm của mình
– Chỉ bằng cách triển lãm sản phẩm thì bạn mới có được khán giả.
13 – Không cần phải phát minh lại cái bánh xe .
– Thay vào đó, hãy học từ những người đã biết để họ dạy bạn cách làm
– Hãy nhận lời khuyên từ những người mà ta muốn được như họ
14 – Tạo phong cách cá nhân
– Đây là cái giúp bạn có thể nổi bật khỏi đám đông
15 – Đừng hi vọng thành công chóng vánh .
– Làm tốt cần phải có thời gian
– Kiên nhẫn, kiên trì và không bỏ cuộc là chìa khóa dẫn tới thành công
– Bạn chỉ có thể tiến bộ từng bước một
16 – Đừng quá tự tin vào tài năng .
– Tài năng không phải là cứ muốn là có
– Tài năng là làm việc chăm chỉ và không bỏ cuộc
– Nhiều người thành công là vì chăm chỉ chứ không phải vì tài năng
– Chúng ta thành công là nhờ chúng ta kiểm soát được cái chúng ta làm.
Nguồn: AlainBriot.com