Ống Kính Cho Người Mới Chơi Máy Ảnh DSLR

Khi mới bước chân vào con đường nhiếp ảnh, việc trang bị “vũ khí” cho mình chắc hẳn được đặt lên hàng đầu. Với ngân sách còn hạn chế, phải sắm loại nào vừa túi tiền mà chất lượng vẫn đảm bảo, dùng được vài năm??

Ở bài viết trước học viện đã tư vấn các dòng máy ảnh dành cho người mới bắt đầu. Hôm nay Lavender xin phép chia sẻ và  giới thiệu một số lựa chọn ỐNG KÍNH ( LENS ) – là một trong những vũ khí quyết định lớn nhất đến chất lượng bức ảnh.. Bạn đã sẵn sàng khám phá chưa???

ong-kinh-cho-nguoi-moi-choi-dslr
Có vô số loại ống kính để chúng ta lựa chọn

  1. Ống kit kèm theo máy

Một số người khi mới tập tành chụp ảnh bằng máy DSLR hay có tâm lý “xem thường” ống kit, nhưng không nên bỏ qua loại ống kính này vì chất lượng chấp nhận được so với tầm tiền.

          *Lens kit EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6.

Khi mới tập chơi dòng máy DSLR, bạn có thể bỏ ra “số vốn” ban đầu khoảng 10 triệu đồng để sở hữu một thân máy thuộc dòng “entry-level” như Canon 1000D hay 400D (450 – 500 USD) và ống kit kèm máy. Thường thì các ống đi kèm máy này sẽ là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 (có hoặc không USM) hay mới hơn là EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS (chống rung).

ong-kinh-cho-nguoi-moi-choi-dslr 5 Những chiếc máy thuộc dòng “entry level” luôn được bán kèm lens kit EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6.

Mặc dù rẻ nhưng chất lượng các ống này chấp nhận được so với tầm tiền, đặc biệt ống EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6 IS có chất lượng hình ảnh khá tốt. Tuy nhiên, chúng chỉ có dải zoom hẹp, từ 18-55.
Tuy nhiên ống kính nhỏ, thân chủ yếu làm từ nhựa nên các ống kit này thường không có cảm giác chắc chắn và hay bị “chê” là không pro.

  • Giá mua ngoài: 2 triệu
  • Giá mua cũ: 1,3 triệu – 1,5 triệu
  • Một số hình ảnh từ lens kit EF-S 18-55mm/f:3,5-5,6.EF-S 18-55mm-f 3,5-5,6 EF-S 18-55mm-f3,5-5,6.

  *Ống fix 50/ f:1,8 II

Một lựa chọn tối ưu hơn là ống fix 50/f:1,8 II cho chất lượng rất tốt so với tầm tiền (chỉ khoảng 95 USD) với một độ mở rất rộng, đủ để bạn sáng tạo và thử nghiệm. Ống f:1,8 giúp xóa phông tốt hơn tuy nhiên là lens fix nên không thể zoom được mà buộc các tay máy phải “zoom chân”

ong-kinh-cho-nguoi-moi-choi-dslr 2

  • Giá mua ngoài: 2 triệu
  • Giá mua cũ: 1,3 triệu – 1,5 triệu
  • Một số hình ảnh từ lens fix 50/ f:1,8 II

EF-50mm-1.8II (2) EF-50mm-1.8II

Ống fix 50/ f: 1,8 II đã và vẫn đang là bạn đồng hành của phần lớn các tay máy dù đã sở hữu nhiều lens khủng.

  1. Ống “For”

Khi đã bắt đầu chơi dòng máy ảnh DSLR, bạn phải hiểu không nhất thiết máy Canon thì phải lắp với ống kính Canon, máy Nikon thì chỉ phù hợp với ống kính Nikon. Nếu ngay từ đầu, bạn chịu đầu tư một số tiền lớn hơn một chút, bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn hơn mà một trong số đó là giải pháp lựa chọn ống kính “for”, tức ống kính từ các hãng thứ 3.

*Tamron 17 – 50mm f/ 2.8

Với ZOOM tiêu cự 17- 50mm, là loại zoom xoay, vận hành nhanh, được rất nhiều khách hàng chọn dùng để gắn gần như thường xuyên trên thân máy ảnh.

Tamron-17-50mm-f-2.8-XR-Di-II-Lens

 Trong những điều kiện chụp ảnh thông thường hay gặp, thì đây là một ống kính có đầy đủ các yếu tố như: tiêu cự, độ sáng, chống rung VC rất phù hợp để thỏa mãn cho thể loại ảnh lưu niệm, trong nhà, chân dung, các hoạt động ngoài trời, phong cảnh, du lịch…

 Với trị giá độ mở sáng tối đa của dãy khẩu độ là F/2.8 cho tất cả tiêu cự trong dãy từ 17-50mm việc này làm cho Bạn dễ dàng hơn trong xử lý tốc độ chụp của máy ảnh khi xoay vòng ZOOM đến tiêu cự 50mm.

  Với TAMRON 17- 50mm SP AF 17 – 50mm F/2,8 XR  Di II aspherical ( IF ) VC ta thấy rằng nhờ vào tích hợp VC mà mở rộng thêm các tình huống chụp ảnh như: khi môi trường ánh sáng trong ngày suy giảm, hay nơi kém ánh sáng.

  • Giá mới: 7,4 triệu
  • Giá cũ: 3,5 triệu – 4,5 triệu phụ thuộc vào độ mới/cũ
  • Một số hình ảnh chụp từ TAMRON 17- 50mm SP AF 17 – 50mm F/2,8Tamron-17 - 50mm -f2.8 Tamron-17 - 50mm -f2.8 (2)

 

*Ống all-in-one Sigma AF 18-200mm/ f: 3.5-6.3 DC OS II

ong-kinh-cho-nguoi-moi-choi-dslr 1

Ống kính Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS II được thiết kế to và chắc chắn với vòng xoay zoom bằng cao su trông rất chuyên nghiệp.

Cũng như các ống có dải zoom rộng khác, ống Sigma AF 18-200mm bắt đầu bộc lộ nhược điểm méo hình ở tiêu cự ngắn (18 mm) với độ mở rộng. Ở tiêu cự dài trên 150 mm độ nét cũng bắt đầu suy giảm. Do độ mở khá hẹp, tới 6,3 khi ở 200 mm nên khả năng xóa phông của Sigma không được tốt.
Bù lại, ống kính này lại có chống rung (OS), và thực tế chức năng này ở Sigma khá tốt, cho phép bạn duy trì được độ nét ảnh trong điều kiện thiếu sáng.

    • Giá mua mới: 8,2 triệu
    • Giá cũ: 3,5 – 6 triệu

bigsur-sigma-18-200mm-f35-63-dc-21mm-f63-640-iso100

Một hình ảnh được chụp từ lens Sigma AF 18-200mm f/3.5-6.3 DC OS II

Ngoài một thân máy ( body ) tốt thì ống kính ( lens ) cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc cho ra những bức ảnh chất lượng. Sau khi đã xem xét kỹ lưỡng nhu cầu, bạn đã có thể rinh về cho mình một chiếc máy kèm với lens kit hoặc mua thêm ống lens để thỏa sức thể hiện khả năng và nâng cao tay nghề chụp ảnh rồi đấy.  Chúc bạn có những lựa chọn sáng suốt và ưng ý cho vũ khí của mình.

 

 

Nguồn: 123mua.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887