Làm thế nào để có được bức ảnh chân dung đẹp, đặc biệt là với những người mới tập tành chụp hình? 5 lưu ý khi chụp ảnh chân dung mà địa chỉ dạy học nhiếp ảnh chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức, kỹ năng, để sở hữu những tấm hình trong mơ.
Ảnh chân dung là gì?
Trước hết, bạn cần hiểu được khái niệm ảnh chân dung. Ảnh chân dung người là một thể loại ảnh thống nhất mà tùy vào yêu cầu của chủ thể hay nhu cầu chụp của bạn mà ảnh chân dung có thể là toàn thân, bán thân, chụp trong phòng, chụp dạo phố.
Một bức ảnh chân dung thành công là một bức ảnh thể hiện được tính cách của chủ thể, chứ không phải là các yếu tố về mặt kỹ thuật như những thể loại ảnh khác.
Tương tác với chủ thể
Tạo không khí thoải mái khi chụp hình
Một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên một bức hình đẹp đó là người mẫu. Có rất nhiều người cảm thấy không thoải mái với một số đặc điểm của mình và không muốn để lộ chúng ra ảnh.
Vì thế, muốn chụp ảnh chân dung đẹp, hãy tạo bầu không khí thoải mái bằng cách tán gẫu một vài mẩu chuyện hài hước hay nói về sở thích của nhau. Đây cũng là cách giúp bạn hiểu hơn về chủ thể mình đang chụp, để từ đó quan sát và quyết định được loại tính cách hay trạng thái bạn muốn thể hiện qua tấm hình.
Hướng dẫn chủ thể tạo dáng
Không phải ai cũng chủ động được trong cách tạo dáng khi chụp hình. Vậy nên bạn hãy hướng dẫn họ cách tạo dáng với những tư thế tự nhiên, đơn giản đầu tiên đồng thời tránh những tư thế đòi hỏi chủ thể phải đứng yên quá lâu.
Ánh sáng
Đối với người mới bắt đầu chụp
Kinh nghiệm chụp ảnh chân dung đẹp cho người mới bắt đầu, đó là hãy cố gắng chụp sao cho góc máy ảnh thấp hơn mắt mẫu. Nghĩa là ống kính của bạn chỉ ngang mắt mẫu hoặc thấp hơn. Sau này, khi tay nghề đã được nâng cao, bạn mới bắt đầu thử sức với tầm mắt ống kính cao hơn mắt mẫu.
Bên cạnh đó, với các bạn mới chụp thì lấy nguồn sáng thẳng ở phía trước mặt mẫu sẽ giúp bạn có được bức hình chân dung như ý. Có thể chếch lên vài độ, để tạo khối khi chụp chân dung cận mặt. Và lưu ý là luôn để chủ thể hướng mặt về phía nguồn sáng.
Tránh chiếu đèn flash trực tiếp ngang đầu
Ngoài lưu ý lấy ánh sáng cho người mới chụp ảnh thì khi chụp hình chân dung, ánh sáng nhẹ tự nhiên cũng được ưu tiên trong trường hợp này, đặc biệt là tránh chiếu đèn flash trực tiếp ngang đầu.
Bởi, khi chiếu đèn flash như vậy, bạn sẽ quan sát thấy xuất hiện các điểm nóng hay các vùng chói sáng trên mặt của chủ thể. Điều này sẽ khiến bức hình bị lóa và không rõ mặt của người mẫu.
Bố cục ảnh chân dung
Chụp ảnh chân dung có 3 dạng bố cục cơ bản, đó là
Bố cục chữ A
Dạng bố cục này có 2 đường chéo chạy về hướng về phía chủ thể thường được sử dụng khi chụp ảnh chân dung ngoài trời.
Bố cục 1/3
Với bố cục này, nó sẽ chia hình ảnh ra thành 9 ô và được cắt với 2 cặp đường kẻ song song và vuông góc với nhau. Tại mỗi điểm giao nhau sẽ tạo thành 4 điểm và đó là những điểm vàng của bố cục.
Vậy nên khi chụp, bạn hãy đưa chủ thể vào các vị trí điểm vàng đó đồng thời chú ý đến hướng nhìn của ánh mắt mẫu, để có được bộ cục đẹp.
Bố cục đường chéo
Không phải chụp ảnh chân dung mà khi chụp hình ở bất cứ dạng nào, bạn cũng cần lưu ý để trán đường chân trời cắt ngang đầu, cổ chủ thể.
Đồng thời, khi chụp chân dung ngoại cảnh, hãy quan sát xung quanh bối cảnh để không có các sự vật không mong muốn vô tình dính vào hình.
Thiết bị
Nói không với ống kính góc rộng
Khi chụp ảnh chân dung, bạn nên tránh sử dụng ống kính góc rộng. Bởi khi chụp ảnh chân dung, vùng gần nhất trên khuôn mặt của chủ thể là mũi nếu bạn sử dụng ống kính góc rộng có độ cong thì kết quả bạn nhận được sẽ là một chiếc mũi to quá khổ, trông chẳng khác nào một chú hề.
Vậy, ống kính nào nên sử dụng trong trường này. Bạn nên chọn ống kính chụp Tele có độ dài tiêu cự ngắn từ 80 đến 135mm
Những người mới chụp thì nên chọn ống kính nào?
Lời khuyên cho các bạn mới làm quen với chụp hình, kinh tế còn hạn hẹp thì nên chọn lens fix 50mm/f1.8. Các ống fix có tiêu cự: 35mm, 50mm, 85mm, 100mm, 135mm, 200mm với độ mở khẩu lớn f1.2, f1.4, f1.8, f2, f2.8 sẽ cho bạn những bức ảnh chân dung ưng ý.
Bên cạnh đó, Lens zoom với tiêu cự zoom lớn từ 50mm trở lên như: 24-70mm/f2.8, 24-105mm/f4, 70-200mm/f2.8, 80-200mm/2.8,…cũng là một trong những sự lựa chọn đáng cân nhắc.
Với những lưu ý quan trọng này về cách chụp ảnh chân dung ở trên. Bạn hãy cố gắng luyện tập thật nhiều, để tránh những lỗi không đáng có cũng như nâng cao trình độ nhiếp ảnh mỗi ngày. Nếu bạn muốn có được nền tảng kiến thức vững chắc thì có thể tìm đến những địa chỉ dạy chụp ảnh chuyên nghiệp để đăng ký tham gia khóa học đào tạo chụp ảnh tại học viện nhiếp ảnh Lavender Việt Nam. Với môi trường học tập chuyên nghiệp, phương pháp học trực quan mà chúng tôi tin chắc rằng đây sẽ là địa chỉ lý tưởng, để bạn phát triển bản thân trên con đường trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp.