Bạn đã và đang sử dụng chiếc máy ảnh của mình để chụp ra được những bức hình ưng ý?14 kỹ thuật và lưu ý sau sẽ giúp bạn nâng cao kỹ năng chụp ảnh như lấy nét, kiểm tra hậu cảnh, thay đổi góc nhìn, quy tắc 1/3…
1. Lấp đầy khuôn hình: Khi bạn chụp một tấm hình thông thường bạn muốn mô tả một thứ gì đó, vì vậy chủ thể chính cần phải nổi bật so với những gì còn lại của tấm hình.
Đấy cũng là lý do tại sao bạn có thể bổ sung thêm ảnh hưởng với tấm hình của bạn, song hãy để cho chủ thể chính chiếm giữ một vị trí quan trọng trong khuôn hình.
Lấp đầy khuôn hình có thể thực hiện bằng cách hoặc zoom vào hoặc tiến đến gần chủ thể hơn hoặc, tất nhiên, bằng việc kết hợp cả hai cách trên.
2. Kiểm tra hậu cảnh: Trước khi bấm máy cần kiểm tra hậu cảnh bằng cách xem lại màn hình xem có những thành phần không mong muốn xuất hiện trong khuôn hình hay không. Dy chuyển sang xung quanh cho đến khi bạn tìm được một vị trí mà những thành phần không mong muốn không còn xuất hiện trong khuôn hình.
3. Kiểm tra lại mẫu: Nếu bạn chụp ảnh chân dung hãy kiểm tra lại mẫu xem có những thành phần không mong muốn, có thể hơi tốn công một chút, chẳng hạn như quần áo không phẳng phiu hoặc bụi bẩn, tóc xõa xuống mặt…
4. Lấy nét tại đôi mắt: Điều này chỉ áp dụng với ảnh chân dung, nhưng thường thì bạn vẫn muốn đôi mắt được nét, vì thế hãy tập trung vào đôi mắt.
5. Kiểm tra những lỗi cúp hình: Nếu bạn không muốn đưa tất cả mẫu vào trong cùng khuôn hình, hãy chắc chắn rằng bạn đã chọn lựa một cách thông minh nơi cần cắt cúp anh/chị nào đó. Đừng cắt mất các ngón tay, một phần đầu, hoặc một chút của khủy tay… đây là những điểm không tốt và thường gây ra hiểu lầm.
6. Chụp đứng máy: Phần lớn những bạn mới cầm máy thường có thói quen hay chụp ngang máy, một chỉ dẫn nhỏ: nếu bạn có thể chụp cả đứng máy và ngang máy thì sau này bạn sẽ có cơ hội tốt để lựa chọn tấm hình mà bạn ưng ý hơn.
7. Thay đổi góc nhìn: Đừng dùng lối tiếp cận của khách du lịch trong nhiếp ảnh và chụp bất cứ thứ gì mà bạn bắt gặp, thử tìm cách nhìn sự vật với một góc nhìn thấp hơn (nằm trên mặt đất) hoặc từ một góc nhìn cao hơn (trèo lên trên một chiếc ghế hoặc một thứ gì đó chẳng hạn). Ảnh của bạn sẽ ấn tượng hơn đơn giản vì người xem sẽ nhìn sự vật từ một góc nhìn khác lạ.
8. Làm quen với quy tắc 1/3: Có thể đây là một điều ABC của nhiếp ảnh. Nếu bạn chưa từng nghe nói đến thì đây là thời điểm tốt để bạn thực hành. Hãy làm quen với quy tắc 1/3.
9. Chụp nhiều: Điều này có thể sẽ thay đổi về sau này khi mà bạn muốn chụp ít đi, nhưng khi mới bắt đầu thì hãy chụp thật nhiều, đây là điều thú vị của máy kỹ thuật số. Sau đó, hãy xem lại ảnh của bạn xem cái nào bạn thích và tại sao.
10. Tham gia vào cộng đồng những người nhiếp ảnh: Bạn sẽ phải kinh ngạc là bạn học thêm được nhiều đến mức nào khi đọc những gì mà mọi người viết về các bức ảnh của bạn. Tham gia vào một cộng đồng những người nhiếp ảnh trên mạng và hãy trở nên tích cực, gửi ảnh của bạn để có được nhận xét, phê bình của người khác và nhận xét ảnh của người khác ngay cả khi ảnh của họ tốt hơn của bạn. Điều này sẽ giúp bạn học cách nhìn ảnh bằng con mắt khác.
11. Học từ người khác: Phần lớn các nhà nhiếp ảnh đều bắt đầu bằng cách “bắt chước” theo một ai đó, người đã truyền cảm hứng cho họ. Nếu bạn xem một bức ảnh mà nó làm cho bạn phải thốt lên “thật tuyệt” thì hãy dành chút thời gian để nghiên cứu nó xem tại sao nó lại tạo ra ấn tượng như vậy đối với bạn? Do bố cục, màu sắc hay ánh sáng…
12. Học từ chính bạn: Học từ những sai lầm của bạn, chụp… chụp… chụp, và hãy nhớ xem điều gì thành công và điều gì không thành công ở những lần chụp khác trong cùng một hoàn cảnh tương tự.
13. Chỉ trưng ra những tấm hình tốt nhất: Nếu bạn định mở một gallery để trưng bày ảnh của bạn, hãy trưng những gì tốt nhất mà không nên trưng ra tất cả những gì bạn có. Giữ những phần còn lại cho riêng bạn hoặc để đến những forum nơi bạn có thể đưa chúng ra để tranh thủ ý kiến của người khác.
14. Vui vẻ: Tôi nghĩ điều quan trọng nhất trong tất cả, đó là thoải mái, tận hưởng niềm vui
Sưu tầm.