Làm quen với kỹ thuật HDR phần 2

Hãy xem ảnh minh họa tại phần trước với tiêu đề “Raw Possessing”, có tin được không ?
 
 
Ảnh minh họa số 2 là ảnh gốc ban đầu chưa qua xử lý. Như vậy, chúng ta thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể gia tăng sự thể hiện chi tiết trong ảnh RAW đơn trong quá trình xử lý ảnh. Phần mềm Digital Photo Professional của Canon (viết tắt là DPP) là chương trình xử lý ảnh rất tuyệt để tạo ra những ảnh với chất lượng tốt, thì trong phần mềm Adobe’s Camera Raw – một phần của chương trình Photoshop và Lighroom – có một vài công cụ cho phép chúng ta có thể gia tăng khả năng hiện rõ chi tiết trên file ảnh RAW gốc.
 
 
Ảnh minh họa số 3 cho thấy các thông số của file ảnh được hiển thị khi mở chương trình Adobe Camera Raw. Trong hình, các thông số sử dụng để chụp ảnh đã được đánh dấu highlight như: ISO 100, f/22, tốc độ màn trập 1/500, ống kính mắt cá 15mm.
 
 
Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tầm quan trọng của các thông số này:
 
 
  • Nhiễu có thể xuất hiện trong các ảnh HDR, đặc biệt khi xử lý loạt nhiều ảnh và giảm vùng bóng tối của cảnh. Do đó, chúng ta nên chụp với ISO thấp để giảm thiểu nhiễu.

 

  • Nếu muốn tạo hiệu ứng “nổ đóm đóm” khi chụp trực tiếp vào mặt trời, chúng ta nên chụp ở khẩu độ f/22. Tại khẩu độ f/5.6, mặt trời sẽ là một đốm trắng mờ. Nên nhớ không bao giờ nhìn trực tiếp vào mặt trời và luôn phải đeo kính mát khi ngắm chụp mặt trời.

 

  • Tốc độ cửa trập 1/500 giây là kết quả của điều kiện ánh sáng.

 

  • Ống kính mắt cá 15mm f/2.8 của Canon kết hợp với EOS 5D Mark II full-frame tạo ra hiệu ứng mắt cá ấn tượng. Thông thường, ống kính mắt cá trong máy EOS cùng với cảm biến full-frame phù hợp sẽ để tạo hiệu ứng mắt cá như mong muốn. Nhưng với ống kính mắt cá zoom Canon EF 8-15mm với máy có cảm biến nhỏ hơn như dòng EOS Rebel, EOS 7D,… vẫn có thể tạo nên các bức ảnh có hiệu ứng mắt cá độc đáo.

 

Với ảnh minh họa số 4 –  ảnh có tiêu đề “Adobe Camera Raw –before and after”, hãy quan sát phần được đánh dấu highlight, chúng ta sẽ nhận thấy khác nhau quan trọng nhất là các thông số của phần Fill Light. Điều chỉnh thông số tăng từ 0 đến 81 để giảm vùng bóng tối của cảnh. Lưu ý rằng không có nhiễu chìm trong các khu vực này.
 
 
 
Thanh trượt “Recovery” cũng được tăng từ 0 lên đến 80, để thể hiện rõ hơn các chi tiết xung quang mặt trời  (các chi tiết này đã có trong ảnh gốc).
 
 
Với việc giảm vùng bóng tối, ảnh sẽ bị mất tính tương phản. Do đó, chúng ta cần tăng phần “Contrast” cho ảnh.
 
 
Cuối cùng, thông số Clarity cũng được tăng lên nhằm tạo độ sắc nét cho file, và sau đó là Vibrance. Nhân đây chúng ta cũng nên hiểu sự khác nhau giữa Vibrance và Saturation: Khi tăng thông số Vibrance tức là chúng ta chỉ tăng sự bão hòa về màu khi màu đó yếu, chưa bão hòa. Khi tăng Saturation tức là chúng ta sẽ tăng màu của cả tập tin .
 
(còn nữa)
 
 
Rick Sammon

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887