Làm quen với kỹ thuật HDR phần 1

NHIẾP ẢNH CƠ BẢN
Nghệ thuật chụp ảnh số với dải nhạy sáng động cao High Dynamic Range (HDR) trở nên bùng nổ vào những năn gần đây, và nhanh chóng trở thành kỹ thuật tạo ảnh đặc biệt và công cụ thực hành cho các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, các nhiếp ảnh gia về kiến trúc, về nội/ngoại cảnh. Sau đây là ba lý do mà những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người đam mê nhiếp ảnh chúng ta nên sử dụng kỹ thuật HDR, đó là : 1) Thể hiện rõ chi tiết cảnh trong cả khu vực sáng và tối, tức là với kỹ thuật HDR chúng ta có thể có chụp được những bức ảnh mà tưởng chừng không thể 2) Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tiền bạc rất nhiều so với việc thiết lập thêm hệ thống chiếu sáng đắt tiền 3) Giúp các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp dễ dàng có được những bức ảnh độc đáo làm hài lòng khách hàng.
 
 

Ảnh RAW sau quá trình HDR

 

Kỹ thuật HDR không phải là một khái niệm mới. Nhiếp ảnh gia nổi tiếng về phong cảnh Ansel Adams đã tạo nên  những bức ảnh với kỹ thuật HDR trắng –đen trong phòng tối, ẩm ướt bằng việc “burn” và “dodge” một ảnh đơn. Nhiếp ảnh bậc thầy này cũng đã sử dụng những loại giấy khác nhau, bộ lọc khác nhau với thời gian phát triển khác nhau để dần mở rộng dãy giá trị lộ sáng của phim âm bản.
 
 
Hình RAW gốc
 
Ngày nay các máy DSLR có thể chụp lại các chi tiết và màu sắc mà đối với các nhiếp ảnh gia ngày xưa, thời của Ansel Adam thì đó là một giấc mơ. Tuy nhiên, các ảnh này vẫn còn những giới hạn trong việc cảm nhận dãy giá trị lộ sáng rộng trong điều kiện quá sáng. Với việc dùng một vài kỹ thuật điện tử “phòng tối” (darkroom), chúng ta vẫn có thể có ảnh có chất lượng tốt vượt ra ngoài khả năng mà chế độ mặc định của máy thực hiện được. Kỹ thuật HDR có thể gia tăng giá trị lộ sáng hoặc dãy sáng mà vẫn thể hiện được những chi tiết và kết cấu của cảnh.
 
 
 
Phần gạch đỏ là thông số của ảnh chụp
 
Hai bài viết về kỹ thuật HDR của Canon Digiatal Learning Center sẽ đề cập đến những vấn đề cơ vản của HDR.
 
 
Phần I sẽ chủ yếu thảo luận về khả năng gia tăng sự thể hiện chi tiết và độ sáng trong một ảnh đơn mà không cần thực hiện chụp loạt nhiều ảnh với chế độ phơi sáng khác nhau. Nội dung của phần I cũng sẽ đề cập đến việc sử dụng Adobe Camera Raw và Topaz Adjust để tạo ra các ảnh mang kỹ thuật HDR mà không cần dùng phần mềm HDR và cách chụp loạt nhiều ảnh để tạo nên ảnh HDR.
 
 
Phần II của bài viết sẽ đề cập đến các chế độ phơi sáng khác nhau cho loạt nhiều ảnh để tạo những ảnh HDR thật sự và xử lý hình ảnh bằng chương trình HDR thật sự như Photomatix và HDR Efex Pro.Canon Digital Photo Professional, phần mềm đính kèm với máy DSLR.
 
 
(còn nữa)
 

Rick Sammon

 
 

Rick Sammon là tác giả của 36 cuốn sách, 7 ứng dụng trên iPad và iPhone và chủ trì 7 DVD về nhiếp ảnh số. Ông đồng thời cũng có chương trình podcast và hội thảo về nhiếp ảnh được tổ chức khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ông vẫn luôn có thời gian đi du lịch và chụp ảnh. 

Phần 2  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887