10 lời khuyên hay nhất khi chụp ảnh với máy ảnh kỹ thuật số

top-ten-digital-photography-tips1

  • Chụp ảnh với bố cục đường mạnh, điểm mạnh

Trước khi bấm máy các bạn nên đặt chủ thể vào bố cục kinh điển, hãy tưởng tượng bốn dòng là đường mạnh, hai nằm theo chiều ngang trên hình ảnh và hai theo chiều dọc tạo ra chín ô vuông các đầu mối ô vuông trung tâm là điểm mạnh. Một số hình ảnh cho cái nhìn thuận mắt và nổi bật khi được đặt ở đầu mối trong ô vuông trung tâm, nhưng cách đặt chủ thể này ra một góc của hình vuông trung tâm sẽ tạo ra một bức ảnh tốt về mặt thẩm mỹ hơn. Khi một bức ảnh không được sáng tác bằng cách sử dụng quy tắc một phần ba, mắt người xem sẽ đi lang thang trong khung ảnh. Một bức ảnh được sáng tác bởi các quy tắc của bố cục đường mạnh điểm mạnh là thú vị hơn và dễ chịu cho mắt nhìn.

  • Tránh rung máy ảnh

Máy ảnh bị rung hay mờ là một tai họa của bất kỳ nhiếp ảnh gia nào và đây là một số cách để tránh nó. Trước tiên, bạn cần phải học cách cầm máy để giữ máy ảnh của bạn đúng cách, sử dụng cả hai tay, một xung quanh body máy ảnh và một xung quanh ống kính và cầm máy gần với cơ thể của bạn để hỗ trợ thêm vững 2 tay và đầu tạo thành 3 chân vạc. Ngoài ra hãy chắc chắn rằng bạn đang sử dụng tốc độ màn trập phù hợp với độ dài tiêu cự ống kính. Nếu bạn đang sử dụng một ống kính 100mm, thì tốc độ màn trập của bạn sẽ không thấp hơn 1/100 giây. Sử dụng chân máy 3 chân hoặc loại 1 chân bất cứ khi nào có thể. Nếu không có chân máy, sử dụng một cây hoặc một bức tường, hoặc một điểm để tựa vào để ổn định máy ảnh cũng là phương án thay thế tạm.

  • Khẩu độ f /16
top-ten-digital-photography-tips3

Nếu bạn có một ngày đẹp trời, có nắng. Trong tình huống đó, chọn khẩu độ f/16 và 1/100 giây tốc độ màn trập (bạn đang sử dụng ISO 100). Bạn sẽ có một hình ảnh sắc nét mà không thiếu hoặc thừa sáng. Quy tắc này rất hữu ích nếu máy ảnh của bạn không có một đồng hồ đo sáng và không có một màn hình LCD để xem lại hình ảnh.

  • Sử dụng Polarizing Filter
top-ten-digital-photography-tips4

Nếu bạn có thể mua một bộ lọc cho ống kính của bạn, hãy chọn mua một filter polar phân cực. Bộ lọc này sẽ giúp giảm sự phản xạ từ nước cũng như kim loại và thủy tinh, nó cải thiện màu sắc của bầu trời và tán lá, và nó cũng sẽ bảo vệ ống kính của bạn nữa. Không có gì trở ngại nếu bạn có một filter phân cực loại xịn mà lại không tận dụng nó trong tất cả các bức ảnh của bạn. Các loại filter phân cực đều tròn và cản một chút ánh sáng nhưng không là vấn đề gì với máy ảnh hiện đại của bạn cho phép sử dụng TTL (đo sáng qua ống kính). Mất một chút ánh sáng nhưng màu sắc bầu trời tán lá được nâng lên thì cũng đáng tiền đấy chứ…

  •  Bố cục có chiều sâu (nhiều lớp cảnh có thể hiểu là có tiền cảnh, trung cảnh, hậu cảnh)

top-ten-digital-photography-tips5

Khi chụp ảnh phong cảnh thì việc lựa chọn để có một bố cục có chiều sâu là cần thiết, nó thực sự hấp dẫn, làm cho người xem có cảm giác như họ đang nhìn thấy thực sự. Sử dụng một ống kính góc rộng cho một cái nhìn bố cục toàn cảnh và một khẩu độ nhỏ f/16 hoặc nhỏ hơn nữa nếu lens bạn còn những khẩu nhỏ hơn để giữ cho nét suốt từ tiền cảnh đến hậu cảnh. Một bức ảnh phong cảnh thường bị cho là không có dấu ấn của người chụp vì nó không có tiền cảnh, đặt một tiền cảnh hoặc con người ở phía trước giúp cho bức ảnh có một cảm giác mạnh hơn về quy mô của cảnh và nhấn mạnh khoảng cách là rất xa. Sử dụng chân máy nếu có thể, bởi vì theo như một khẩu độ nhỏ thường đòi hỏi một tốc độ màn trập chậm hơn.

  • Đưa chủ thể vào background đều màu

top-ten-digital-photography-tips6

Một hậu cảnh đều màu, ít chi tiết sẽ tốt cho bố cục ảnh với chủ thể được nổi bật hơn. Hãy lựa chọn background để có những bức ảnh tốt. Nếu bạn chỉ chú ý sự biểu cảm của chủ thể mà quên lựa chọn background thì sẽ dẫn đến một bố cục tồi, sự tập trung không hoàn toàn vào chủ thể sẽ giết chết bức ảnh. Nếu có thể, chọn một hậu cảnh đơn giản – nói cách khác, màu sắc trung tính và các đường nét chi tiết bề mặt của nó đơn giản. Bạn muốn mắt của người xem nhìn vào đâu thì hãy làm cho nó nổi bật nhất đừng để chủ thể bị cạnh tranh bởi màu sắc và đường nét nổi trội. Điều này là rất quan trọng trong việc chụp ảnh mà các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp đều cố gắng thực hiện trong mỗi shot hình.

  •  Không sử dụng Flash ở trong phòng

top-ten-digital-photography-tips7

Flash cho ánh sáng rất mạnh nó áp đảo tất cả các nguồn sáng có trong phòng. Ánh sáng quá mạnh sẽ làm cho bức ảnh không tự nhiên đặc biệt là ảnh chân dung trong nhà. Do đó, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn những cách khác nhau mà bạn có thể có một hình ảnh trong nhà mà không cần đến đèn flash. Đầu tiên, đẩy lên ISO – thường ISO 800-1600 sẽ làm cho tốc độ màn trập được cải thiện, bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn tốt độ an toàn tránh rung máy hơn. Sử dụng khẩu độ mở rộng nhất có thể – ảnh sẽ sáng hơn và bạn sẽ có một nền mờ nhòe tốt đẹp. Sử dụng chân máy cũng là một cách tốt để chống rung mờ ảnh.

  • Chọn ISO đúng

top-ten-digital-photography-tips8

Cài đặt ISO để quyết định độ nhạy sáng của máy ảnh của bạn với ánh sáng hiện trường nhưng hãy chú ý đến việc ISO cao sẽ nhiều hạt trong ảnh. Các tiêu chuẩn ISO, chúng tôi sẽ chọn phụ thuộc vào tình hình – khi trời tối chúng ta cần phải đẩy ISO lên tới một số cao, từ 400 – 3200 như thế này sẽ làm cho máy ảnh bắt sáng tốt hơn và tốc độ màn trập đạt ngưỡng an toàn tránh rung máy mờ ảnh. Vào những ngày nắng chúng ta có thể chọn ISO 100 các thiết lập sẽ đơn giản hơn, chúng ta sẽ có bức ảnh mịn hạt.

  • Pan (Lia máy) để tạo chuyển động trong ảnh
9

Pan to Create Motion

top-ten-digital-photography-tips9
 
Nếu bạn muốn chụp một chủ đề chuyển động, khi bạn bấm máy hãy di chuyển máy một chút để tạo ra cảm giác tốc độ trong ảnh. Để làm điều này, chọn tốc độ màn trập 1/60s. Giữ máy ảnh của bạn hướng về chủ đề ở trung tâm ảnh nhấn nữa cò chụp để khóa nét và khi đã sẵn sàng, hãy chụp ảnh, ghi nhớ là di chuyển để giữ chủ thể ở trung tâm ảnh vừa bấm cò chụp trong lúc di chuyển. Sử dụng chân máy hoặc monopod nếu có thể để tránh rung máy và phương chuyển động được giữ vững.
  • Thử nghiệm với tốc độ màn trập chậm
top-ten-digital-photography-tips10
top-ten-digital-photography-tips11
 

Đừng ngại thử nghiệm với tốc độ màn trập thấp bạn nên biết rằng nó là một trong những cách hay để tạo ra một số hiệu ứng thú vị. Khi tham gia một buổi chụp đêm, bạn nên sử dụng chân máy và cố gắng chụp với tốc độ màn trập đặt ở 4 giây. Bạn sẽ thấy rằng sự chuyển động của các đối tượng phát sáng sẽ tạo thành đường mòn ánh sáng. Nếu bạn chọn tốc độ màn trập nhanh hơn 1/250 của một giây, những con đường mòn sẽ không có, thay vào đó bạn sẽ đóng băng các hành động. Kỹ thuật này rất dễ thực hiện, bạn cần sử dụng một chân máy và lựa chọn một đối tượng phát sáng và có chuyển động.

 
 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Call 091 279 7887